linhphandr@gmail.com
+84 978 522 626

Chuyên đề: "CHA MẸ MẠNH KHỎE, CON TRẺ BÌNH AN" - P.2: Tổng quan thai kỳ

"Những người mẹ ở các nước phát triển như Mỹ, Canada... khi mang thai và nuôi con họ thường làm theo các hướng dẫn nào?"
1. Trở thành cha mẹ
 
       🤰-“Chị sắp có con rồi!” 
 
🍀 Khi nghe câu nói này mỗi người sẽ có một cách phản ứng khác nhau. Bạn có thể háo hức trông chờ em bé ra đời. Bạn cũng có thể thấy chưa sẵn sàng làm mẹ. Làm mẹ là một bước ngoặt lớn và là cả một nghệ thuật. Nó bắt đầu từ thai kỳ, rất lâu trước khi em bé ra đời. Loạt bài tiếp theo của Nhóm dự án SỨC KHỎE SINH SẢN-Y Tế Thông Thái là chuyên đề “CHA MẸ MẠNH KHỎE, CON TRẺ BÌNH AN”, sẽ chia sẻ những thông tin cần thiết, cùng bạn từng bước làm quen với vai trò mới này. 
 
🍀 Loạt bài này được dịch từ hai cuốn cẩm nang “The Pregnancy and Birth" và “The Early Years” hướng dẫn cách chăm sóc, theo dõi trong quá trình mang thai và 5 năm đầu đời của trẻ. Sách do Cơ quan y tế tỉnh Alberta (Canada) phát hành và phát miễn phí khi đi khám thai. Link tải sách (bằng tiếng Anh): 
 
 
🍀 Sự gắn kết bắt đầu từ trong thai kỳ. Sự gắn kết mạnh mẽ giữa thai nhi và mẹ có ý nghĩa quan trọng với trẻ để học cách tin tưởng và hình thành các mối quan hệ lành mạnh với mọi người. Bắt đầu từ tam cá nguyệt thứ 2 (3 tháng giữa), trẻ bắt đầu nghe và cảm nhận giọng nói. Nói chuyện với trẻ, hát cho trẻ nghe, và xoa nhẹ bụng giúp xây dựng mối liên kết ngày một chặt chẽ, đặc biệt là khi ngày dự sinh tới gần.
 
👉 Sau đây là một số gợi ý khác giúp bạn kết nối với con trẻ:
 
✅ Lập kế hoạch báo tin có thai tới bạn bè và gia đình (khi nào báo, báo bằng cách nào).
✅ Đọc sách báo, cẩm nang về thai kỳ và làm mẹ.
✅ Suy nghĩ về việc bạn đã được nuôi dưỡng như thế nào, và bạn sẽ trở thành người mẹ kiểu nào.
✅ Cân nhắc về việc tham gia các lớp tiền sản và lớp làm mẹ.
✅ Quan sát những người mẹ quanh bạn - nghĩ về những điểm bạn thích trong cách họ chăm sóc con.
✅ Nói chuyện với những người mẹ khác.
✅ Nói chuyện với người bạn đời về cách hai bạn cảm nhận và khi những cảm xúc này thay đổi theo thời gian.
 
2. Cùng làm cha mẹ
 
💑 Nếu bạn sống cùng với người bạn đời của mình, hãy nói chuyện về những gì các bạn thích ở thời thơ ấu, cách bạn được nuôi dạy, và cách bạn sẽ trở thành cha mẹ.
 
👉 Sau đây là một số chuyện bạn có thể nghĩ về:
 
🔰 Hy vọng và ước mơ cho con.
🔰 Mối quan hệ bạn muốn có cùng con.
🔰 Kỳ vọng của bạn về bản thân và bạn đời.
🔰 Cách bạn lên kế hoạch để xoay sở với con và bạn đời.
🔰 Những gì bạn cần để chăm sóc con và lựa chọn của bạn.
 
3. Làm mẹ một mình
 
🤰 Nếu bạn không có bạn đời bên cạnh, những người thân khác có thể hỗ trợ bạn. Hãy nghĩ về những người xung quanh. Bạn có bạn bè, ba mẹ, hay anh chị em có thể chia sẻ buồn vui và căng thẳng trong thai kỳ và quá trình nuôi con không?
 
👉 Bạn có thể tự hỏi bản thân những câu sau:
 
✅ Tôi muốn ai sẽ giúp tôi trong thai kỳ? Khi sinh? Sau sinh?
✅ Tôi cần kiểu giúp đỡ nào hiện tại? Khi sinh? Sau sinh?
✅ Tôi tin ai có thể giúp, ngay cả khi tôi mệt hay cáu gắt?
 
👶 Cuộc sống của bạn sẽ thay đổi sau khi có con. Bây giờ là thời điểm tốt nhất để bạn suy nghĩ về cách bạn cần hỗ trợ trong thai kỳ và thời kỳ nuôi con. Nếu bạn không có quan hệ với cha đứa trẻ, bạn đã li dị, hoặc không còn chung sống, bạn cần có các quyết định khác về nuôi con. Ví dụ như thời gian các bạn chia nhau chăm sóc trẻ, cũng như hỗ trợ tài chính, chi phí cho việc học, khám bệnh,v.v
 
4. Nếu bạn có những đứa con khác
 
🌻 Bạn có thể giúp các con sẵn sàng chào đón một em bé mới. Độ tuổi sẽ quyết định bạn nên thông báo cái gì và vào lúc nào. Kể với các con ngay sau tam cá nguyệt 1 (3 tháng đầu) sẽ giúp chúng làm quen dần với việc có em bé. Sau tam cá nguyệt 1, khả năng sẩy thai thấp hơn nhiều và bụng bạn bắt đầu lớn dần lên. Nếu trong tam cá nguyệt 1 bạn không khỏe, bạn có thể muốn nói ngay với các con rằng bạn đang có thai để con bạn không lo lắng. Mặc dù các con không thấy bụng bạn đang lớn, nhưng rồi chúng sẽ thấy.
 
🌻 Mỗi đứa trẻ phản ứng một cách khác nhau về tin sắp có em bé. 
 
🔹 Một số lo lắng rằng mẹ sẽ không dành thời gian cho chúng, mặc dù chúng có thể không nói với bạn. Bạn có thể thấy những thay đổi trong hành vi của trẻ, như muốn được ẵm, nói chuyện kiểu em bé, hoặc đột nhiên đi tiêu, tiểu trong quần. Tất cả những biểu hiện này là bình thường ở con trẻ, chúng sẽ chỉ tồn tại một thời gian ngắn nếu được bạn yêu thương và giúp đỡ.
 
🔹 Số khác lại thấy rất háo hức về em bé sắp chào đời. Một số trẻ có thể tò mò và hỏi bạn “Em bé đến từ đâu?” hoặc “Làm sao mà em bé chui vào bụng mẹ được?”. Khi nói chuyện về việc em bé đến từ đâu, cố gắng dùng từ ngữ con trẻ hiểu được, cũng như dùng đúng tên gọi các bộ phận cơ thể. Với đứa trẻ 3 tuổi, bạn có thể nói “Những em bé lớn lên ở một nơi đặc biệt trong người mẹ gọi là tử cung.” Một trẻ 6 tuổi có thể hỏi nhiều hơn về cách em bé lớn lên và ra đời như thế nào. Bạn có thể nói “Một em bé lớn lên trong tử cung và được sinh ra qua đường âm đạo.” Khi bạn kể với con, cố tìm cách giúp con sẵn sàng đón em bé. Tất cả những đứa trẻ đều cần cảm giác  được kỳ vọng và mong muốn là một phần của gia đình.
(còn tiếp)
……………………………………………………………………
Mời các bạn tiếp tục theo dõi phần 2 vào sáng thứ bảy tuần sau ngày 22/8/2020
 
🌺 Nhóm dự án SỨC KHỎE SINH SẢN - CHIR
(Anh Pham, Ngoc Phan, Nguyen Thu Hoai)
 
THÔNG TIN KHÁC

Bản quyền thuộc về CLB QLCL-ATNB

© 2014 Thiết kế bởi QPS Team